Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Tinh Dầu Gừng – Ginger Giá Sỉ

(1 đánh giá của khách hàng)

350.000 - 11.500.000450.000 350.000

Tiết kiệm: 100.000₫ (22%)

Tinh Dầu Gừng – Ginger có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe, điều tiết tuyến mồ hôi, đào thải độc tố, chống buồn nôn, kích thích hoạt động ổn định của hệ thần kinh, giữ trạng thái máu luôn ổn định. Ngoài ra, Dầu Gừng còn có tác dụng điều trị hen suyễn, viêm mũi xoang, giảm ho, long đờm, trị cảm cúm, cảm lạnh,…

Chia sẻ
Gọi tổng đài để mua nhanh:

Tinh Dầu Gừng – Ginger Essential Oil

  • Tinh Dầu Gừng (Ginger Essential Oil) nguyên chất có tính ấm, mùi thơm, hơi cay có khả năng điều tiết mồ hôi, chống buồn nôn khi đi tàu xe, tăng cường lưu thông máu, thải độc cơ thể, kích thích sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, tinh dầu gừng còn chữa được bệnh cảm cúm, viêm mũi xoang dị ứng, viêm họng hạ, sốt…Do đó, tinh dầu gừng thường được sử dụng làm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm. Hãy cùng FACARE khám phá những tác dụng chi tiết về loại tinh dầu này nhé.
  • 1. Thông Tin Sản Phẩm Tinh Dầu Gừng

  • Tên tiếng Việt: Tinh Dầu Gừng
  • Tên tiếng Anh: Ginger Essential Oil
  • Tên khoa học (Botanical source): Zingiber Officinale
  • Thông tin cây củ gừng: Gừng (danh pháp hai phần: Zingiber officinale) là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Nó được William Roscoe đặt danh pháp chính thức năm 1807, mặc dù nó đã được các tác giả khác đặt cho một loạt các danh pháp khác từ trước đó, chẳng hạn như từ trước năm 1753 khi Carl Linnaeus đưa phân loại học thành một khoa học – như Zingiber majus công bố năm 1747 của Georg Eberhard Rumphius (1627-1702), hay Amomum zingiber của chính Carl Linnaeus năm 1753.
  • Phân bố: Gừng hiện được trồng hay du nhập vào các khu vực sau đây: Australia (Queensland), Ấn Độ (gồm cả Assam, quần đảo Andaman và Nicobar), Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Đài Loan, các đảo trong vịnh Guinea, Haiti, Honduras, Indonesia (Kalimantan, quần đảo Sunda Nhỏ), quần đảo Leeward, Madagascar, Malaysia (bán đảo, Sarawak, Sabah), Mauritius, Mexico, Myanmar, Nepal, Philippines, Puerto Rico, Rodrigues, Réunion, Sri Lanka, Thái Lan, Trinidad và Tobago, Trung Quốc (trung nam, đông nam, đảo Hải Nam), Việt Nam, quần đảo Windward cũng như được trồng ở một loạt các nước khác như Cameroon, Côte d’Ivoire, Ethiopia, Ghana, Hàn Quốc, Kenya, Mali, Nhật Bản, Nigeria, Peru, Tanzania, Uganda v.v…
  • Phân loại: Baker (1892) và Schumann (1904) xếp Z. officinale trong tổ Lampugium / Lampuzium (= tổ Zingiber).
  • Mô tả: Thân rễ mập, mọng thịt, phân nhiều nhánh, đôi khi trông giống như bàn tay bị sưng phồng. Thân rễ có lớp vỏ ngoài như bần, màu nâu (thường được loại bỏ trước khi sử dụng) và phần ruột màu vàng nhạt với mùi thơm nồng giống mùi chanh và cay. Chồi lá (thân giả) cao 0,5-1,25 m, mọc hàng năm từ các chồi trên thân rễ. Các thân giả này được hình thành từ một loạt các gốc lá (bẹ) quấn chặt vào nhau; lưỡi bẹ hơi 2 thùy, dài 2–10 mm, dạng màng; lá không cuống hoặc có cuống rất ngắn; phiến lá hình mác hay thẳng-hình mác, 15–30 cm × 2-2,5 cm, đỉnh thon nhỏ dần-nhọn thon, đáy hẹp hay nhọn, màu xanh lục, sắp xếp so le, khi non có hoặc không lông sau nhẵn nhụi. Cụm hoa mọc từ thân rễ; cuống cụm hoa 15–30 cm. Cành hoa bông thóc hình trứng-hình elipxoit tù hoặc hình trụ, 4-8 × 1,5–3 cm; các lá bắc hình trứng, 2-2,5 cm, màu xanh lục nhạt đôi khi màu ánh vàng ở mép, các lá bắc trên màu xanh lục hoặc vàng nhạt, đỉnh có mấu nhọn; lá bắc con dài 2-2,5 cm, hình ống, màu ánh xanh lục. Đài hoa dài 1-2,5 cm, như thủy tinh. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng hoặc trắng hay vàng; ống tràng dài 2-2,5 cm; các thùy tràng hình mác nhọn, dài ~1,8 cm, màu vàng; các thùy bên 3 gân; thùy lưng 9 gân, rộng hơn. Cánh môi thuôn dài-hình trứng ngược, ngắn hơn thùy tràng hoa, 3 thùy ngắn; thùy giữa thuôn dài, mép cuộn trong, màu từ tía tới tía sẫm với đốm vàng, gần đáy có sọc, họng màu vàng đốm tía; các thùy bên ngắn, hình trứng, tù, dài 6 mm, thẳng đứng, màu tía đốm vàng. Nhị màu tía sẫm, dài bằng cánh môi. Bao phấn dài ~9 mm, màu trắng; phần phụ liên kết cong, dài ~7 mm, màu tía sẫm. Tuyến mật thuôn dài. Các cụm hoa hiếm khi xuất hiện ở các cây được trồng. Ra hoa tháng 10.
  • Thành phần hóa học: Các chất chính tạo độ cay của gừng là các hợp chất phenol không bay hơi như gingerol, gingeridion và shogaol. Tinh dầu (1% đến 3%), bao gồm zingiberen, sesquiphellandren và beta-bisabolen. Chất cay 1% đến 2,5% là các gingerol và shogaol, phần lớn trong số đó là 6-gingerol.
  • Các thành phần beta-sesquiphellandren và (-) – zingiberen cao nhất trong gừng tươi, bị phân hủy khi sấy và lưu trữ. Điều này lý giải vì sao y học cổ truyền Trung Quốc ưu tiên dùng thân rễ tươi trong điều trị cảm lạnh thông thường. Các gingerol dần dần phân hủy thành shogaol.
  • Trong y học: Gừng có nhiều công dụng y học. Thân rễ tươi hoặc khô được sử dụng trong các chế phẩm uống hoặc bôi để điều trị một số loại bệnh, trong khi tinh dầu được dùng bôi ngoài da như một loại thuốc giảm đau. Bằng chứng cho thấy gừng có hiệu quả nhất trong việc chống lại chứng buồn nôn và nôn mửa liên quan đến phẫu thuật, chóng mặt, say tàu xe và ốm nghén. Tuy nhiên, việc sử dụng gừng trong thời kỳ mang thai có an toàn hay không là một vấn đề đáng bàn và phụ nữ mang thai nên thận trọng trước khi dùng. Việc sử dụng gừng ngoài da có thể gây ra dị ứng.
  • Vị thuốc theo y học cổ truyền: Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột. Tên thuốc Bắc: khương, chữ Hán: 薑, tên khoa học: Zingiber officinale, họ Zingiberaceae, có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: để sống dùng: sinh khương, phơi khô: can khương, đem lùi: ổi khương
  • Các thành phần hóa học trong dầu gừng là Zingiber, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone,…Có đặc tính cay ấm, có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh.
  • 2. Thông Số Kỹ Thuật & Sản Lượng Cung Ứng Tinh Dầu Gừng

  • Bộ phận chiết xuất ra tinh dầu: Củ Gừng (Rễ)
  • Phương pháp chiết xuất: Hơi nước
  • Hình thức: Chất lỏng
  • Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng
  • Mùi vị: Có mùi thơm đặc trưng củ gừng
  • Độ lưu hương: Trung bình
  • Tỷ trọng ở 25°C: 0.868 to 0.980
  • Chỉ số khúc xạ 25°C: 1.4890 to 1.5894
  • Góc quay cực ở 25°C: -28 đến -45
  • Thành phần hóa học chính trong Tinh Dầu Gừng (Ginger Essential Oil) là: Zingiberene> 25%
  • Các thành phần khác: Zingeron, Zingerol, Shogaol, Cineol, Citral, Borneol, geraniol, Linalol, Zingiberol…
  • Tỷ lệ tinh dầu: Trong 100 kg củ gừng sau khi được chiết xuất ra được 1kg đến 3kg Tinh dầu Gừng nguyên chất. Như vậy tỷ lệ tinh dầu chiếm 1% đến 3%. Tùy vào nguồn nguyên liệu, giống, thổ nhưỡng, khí hậu…
  • Hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày sản xuất
  • Sản lượng cung ứng: 900kg/tháng
  • 3. Xuất Xứ Tinh Dầu Gừng – Ginger Essential Oil

  • Ấn Độ/ Indonesia/ Việt Nam có các chứng nhận sau:
  • Certificate Of Analysis (COA or C/A): Phân tích thành phần
  • Kosher: Tiêu chuẩn theo luật của Người Do Thái
  • ISO 22000:2005: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Hatal: Tiêu chuẩn theo luật của Người Hồi Giáo
  • Good Manufacturing Practices (GMP): Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt.
  • Việt Nam có phiếu kiểm nghiệm của Quatest 3
  • 4. Quy Cách Đóng Gói Tinh Dầu Gừng – Ginger Essential Oil

  • Bán lẻ: Chai thủy tinh: 10ml, 30ml, 50ml, 100ml, 500ml, 1000ml.
  • Bán sỉ: Bình hoặc can: 5 lít, 10 lít, 20 lít, 25kg…
  • CHI TIẾT XEM THÊM: TINH DẦU THIÊN NHIÊN I⇒ DẦU NỀN NGUYÊN CHẤT I⇒ BẢNG GIÁ I⇒ TIN KHUYẾN MÃI I⇒ KIẾN THỨC TINH DẦU
  • 5. Công Dụng Của Tinh Dầu Gừng – Ginger Essential Oil

  • Tăng cường hoạt động cả hệ tiêu hóa: Tinh dầu Gừng là chất khử trùng, thường được sử dụng để điều trị ngộ độc thực phẩm, điều trị các bệnh về đường ruột. Ngoài ra tinh chất tự nhiên này còn chống buồn nôn rất tốt.
  • Kích thích lưu thông máu: Nhờ đặc tính làm ấm, Tinh dầu Gừng kích thích tuần hoàn máu, hệ thần kinh trung ương hoạt động ổn định, uống Tinh dầu Gừng có thể giữ ấm cho cơ thể, điều trị cảm lạnh.
  • Tinh dầu Gừng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch: Theo Trung Tâm Y tế Đại Học Maryland, một vài nghiên cứu sơ bộ cho thấy gừng có thể làm giảm cholesterol nhờ cải thiện chuyển hóa lipid và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, có thể điều trị bệnh về tim mạch.
  • Nâng cao hệ thống miễn dịch: Tinh dầu Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại bệnh.
  • Tinh dầu Gừng là chất khử trùng mạnh: Tinh dầu Gừng hoạt động như một chất khử trùng, tiêu diệt vi sinh gây nhiễm trùng như nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ, ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra Ginger còn có khả năng ức chế sự phát triển cả candida albicans.
  • Tinh dầu Gừng cải thiện hệ hô hấp: Nhờ có đặc tính ấm, kháng viêm, chống khuẩn, tiêu viêm, nên Tinh dầu Gừng được dùng để điều trị cảm lạnh, giảm ho, long đờm, điều trị viêm mũi xoang dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản…Đây là một trong những loại thuốc kháng sinh tự nhiên chữa lành hệ hô hấp, loại bỏ nhày và đau họng hiệu quả nhất.
  • Giảm viêm: Tinh dầu Gừng có chứa hợp chất Zingibain, có tác dụng chống viêm, làm giảm đau nhức cơ, viêm khớp, giảm đau nửa đầu. Khi sử dụng bôi thoa tại chỗ với dầu dẫn, có thể làm giảm sưng, đau nhanh chóng. Trên tạp chí Sinh Lý học và Dược lý Ấn Độ đã kết luận rằng Tinh dầu Gừng có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, chống nhiễm trùng rất đáng kể.
  • Kích thích ham muốn: Bất lực, hay còn gọi là hiện tượng rối loạn cương dương, là người đàn ông không có khả năng duy trì sự cương cứng đủ lâu để bình thường. Nhờ đặc tính ấm và kích thích nên Tinh dầu Gừng có tác dụng như một loại thuốc kích tích ham muốn tự nhiên, giữ cơ thể luôn ấm, tuần hoàn máu được ổn định, làm giảm căng thẳng, tạo cảm giác can đảm, mạnh mẽ hơn.
  • Duy trì cân nặng ổn định: Thực chất chất cay của Tinh dầu Gừng không hệ gây phồng rộp hay kích thích khi tiếp xúc với niêm mạc, tính cay này giúp chống lại oxy chất béo trong cơ thể. Nhờ đó Tinh dầu Gừng giúp giảm cân tự nhiên, hiệu quả.
  • Làm chậm quá trình lão hóa: Các nghiên cứu hiện đại đã tập trung vào nghiên cứu các hoạt động chống ung thư của Tinh dầu Gừng. Tinh dầu này chứa các hợp chất chống oxy hóa gingerol và zerumbone có khả năng ức chế quá trình oxy hóa của tế bào ung thư. Chúng có hiệu quả trong việc ức chế CXCR4, một thụ thể của protein, trong nhiều loại ung thư bao gồm ung thư phổi, tuyến tụy và thận.
  • Tinh dầu Gừng giảm stress hiệu quả: Trong y học Ayuveda, Tinh dầu Gừng được sử dụng để điều trị các vấn đề về cảm xúc như sự thiếu tự tin, sợ sệt, thiếu động lực. Theo nghiên cứu được công bố trên ISRN Obstetrics and Gynecology cho thấy khi phụ nữ bị PMS nhận được hai viên gừng hàng ngày từ bảy ngày trước khi hành kinh đến ba ngày sau khi có kinh, trong ba chu kỳ, họ đã trải qua việc giảm mực độ nghiêm trọng của các triệu chứng tâm trạng và hành vi. Nhờ tính chất làm ấm mà Tinh dầu Gừng được sử dụng cho nhiều mục đích y học giúp làm giảm cảm giác lo lắng, giảm áp lực cuộc sống, giảm trầm cảm, kích thích sự dũng cảm, mạnh mẽ hơn
  • Giảm đau bụng kinh: Tinh dầu Gừng có chứa các thành phần chống đau như Zingibain, giúp giảm đau do kinh nguyệt, giảm đau đầu, đau lưng. Việc sử dụng một vài giọt Tinh dầu Gừng mỗi ngày có hiệu quả trong điều trị đau cơ và khớp hơn so với việc sử dụng thuốc giảm đau. Nhờ vào khả năng giảm viêm tăng cường lưu thông máu, đặc tính làm ấm.
  • Bảo vệ gan khỏe mạnh: Theo nghiên cứu trên tạp chí Hóa học Nông Nghiệp và thực phẩm đã đo lường hiệu quả của Tinh dầu Gừng trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ do rượu.
  • Giữ ấm cơ thể: Tinh dầu gừng còn giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể như hạ sốt, chống cảm lạnh và đổ mồ hôi trộm. Tinh dầu gừng có tác dụng như trợ giúp cho giấc ngủ ngon.
  • 6. Ứng Dụng Tinh Dầu Gừng – Ginger Essential Oil

  • Mỹ phẩm: Sử dụng trong các sản phẩm như nước hoa, kem trị mụn, dầu gội, kem giảm mỡ, dầu massage.
  • Thực phẩm: Dùng nguyên liệu trong thực phẩm chức năng, làm trà, bánh, kẹo gừng.
  • Dược phẩm: Làm thuốc, thảo dược, dược liệu thiên nhiên.
  • Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe: Tắm, xông hương, trị liệu, massage giảm mỡ, dưỡng da…
  • 7. Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Tinh Dầu Gừng – Ginger Essential Oil

  • Tinh dầu Gừng có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tính ấm, vị cay nên được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành dược phẩm, dùng làm thuốc, thảo dược, mỹ phẩm, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe sắc đẹp, xông hương, massage, trị liệu, thư giản…
  • Tinh dầu Gừng giúp thư giãn: Dùng 2-3 giọt Tinh dầu Gừng cho vào máy khuếch tán, đèn xông hoặc nến để lan tỏa mùi hương dễ chịu của gừng, giúp khử mùi, làm sạch không khí và giúp tinh thần được thư thái.
  • Điều trị ho, phòng cảm lạnh: Nhỏ 5-7 giọt Tinh dầu Gừng vào nước để tắm hoặc ngâm mình để kích thích lưu thông máu, làm ấm cơ thể. Thoa Tinh dầu Gừng vào long bàn tay, long bàn chân vào buổi tối trước khi ngủ và mỗi sáng khi thức giấc để duy trì thân nhiệt ổn định để phòng tránh cảm lạnh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vào mỗi sáng bạn hãy sử dụng 2-3 giọt Tinh dầu Gừng pha với mật ong để uống, hoặc có thể cho vào trà để thanh lọc cơ thể. Phòng ngừa bệnh tật.
  • Giảm đau: Dùng Tinh dầu Gừng thoa lên vùng bị đau, vết thương, massage nhẹ nhàng để tinh chất gừng thẩm thấu sâu vào bên trong, giúp thư giản cơ bắp, xây dựng hệ thống xương khớp chắc khỏe.
  • Chống buồn nôn: Sử dụng Tinh dầu Gừng thấm vào khẩu trang hay cho vài giọt vào bàn tay đưa lên mặt để hít thở trước khi đi tàu xe đường dài. Hoặc pha một cốc mật ong với Tinh dầu Gừng, kèm nước ấm cũng rất hiệu quả.
  • Duy trì cân nặng ổn định: Chúng ta có thể bôi thoa trực tiếp Tinh dầu Gừng lên vùng da cần giảm mỡ rồi massage tầm 10-15 phút. Có thể kết hợp thêm với tinh dầu Vỏ Quế, tinh dầu Đinh Hương, tinh dầu Lộc Đề Xanh….
  • Ngâm chân: Nhỏ 2-3 giọt dầu gừng vào chậu nước ấm, ngâm chân 15 phút sau đó massage nhẹ nhàng giúp xua tan mệt mỏi, đôi chân hồng hào và khỏe mạnh.
  • Tắm: Thêm 1 giọt tinh dầu gừng vào nước ấm để tắm và trải nghiệm thư giãn xua tan mệt mỏi sau một ngày làm việc.
  • 8. Khuyến Cáo Khi Sử Dụng Tinh Dầu Gừng – Ginger Essential Oil

  • Một số loại tinh dầu nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai, người mắc bệnh động kinh, hen suyễn,… Nếu dùng nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Khi sử dụng tinh dầu để xông hương, bạn nên sử dụng ở mức vừa phải, tránh lạm dụng, dùng quá lâu liên tục nhiều giờ liền.
  • Một số loại tinh dầu có thể bôi trực tiếp lên da, một số khác thì không, nên tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
  • Tránh để tinh dầu rơi vào mắt, vùng da nhạy cảm.
  • Bảo quản tinh dầu nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nguồn nhiệt cao.
  • Đựng tinh dầu trong (chai, lọ, bình, can, phuy…) và màu tối sẩm, màu hổ phách và đậy nắp kín.
  • Khi sử dụng tinh dầu để điều trị bệnh tật bằng con đường ăn uống thì bắt buộc phải có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
  • Ngưng sử dụng tinh dầu khi có dấu hiệu kích ứng. Bảo quản tinh dầu trong chai, lọ có màu tối, đậy nắp kín sau khi dùng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • 9. Tinh Dầu Gừng Nguyên Chất Mua Ở Đâu Tại Tp.HCM & Hà Nội? 

  • Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare – Cung cấp Tinh Dầu Thiên Nhiên nguyên chất 100%.
  • FACARE là Doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối các loại tinh dầu, dầu nền, nguyên liệu sản xuất dầu gió, dầu viêm xoang… máy khuếch tán tinh dầu, đèn xông tinh dầu và có tuyển khách sỉ trên toàn quốc.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt mua tinh dầu thiên nhiên trên Website hãy liên hệ với chúng tôi qua:
  • Hotline: 0932 696 777 (Zalo)
  • CSKH: 0906 266 797
  • Email: tinhdaufacare1979@gmail.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/tinhdauduoclieufacare
  • Địa chỉ: 28/8 Lương Văn Can, Phường 15, Quận 8, Tp.HCM.
  • Tinh Dầu Gừng – Ginger Essential Oil nguyên chất với mùi thơm dễ chịu, ấm áp, sẽ là lựa chọn tuyệt vời để chăm sóc sắc đẹp & sức khỏe của bạn và gia đình bạn. 
Dung tích

, , ,

1 đánh giá cho Tinh Dầu Gừng – Ginger Giá Sỉ

  1. Nguyễn Hoàng Phi

    Địa chỉ bán tinh dầu thiên nhiên chất lượng, giá cả phải chăng. Đã từng mua tinh dầu tại đây tặng người thân. Rất hài lòng và sẽ tiếp tục ủng hộ.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

tinh dầu đinh hương lá nguyên chất giá sỉ 5
250.000 - 6.500.000350.000 250.000
Tiết kiệm: 100.000₫ (29%)
Mua hàng
menthol crystal ấn độ
105.000 - 4.000.000115.000 105.000
Tiết kiệm: 10.000₫ (9%)
Mua hàng
Tinh Dầu Rau Răm - Cambodian mint
2.500.000 - 95.000.0003.000.000 2.500.000
Tiết kiệm: 500.000₫ (17%)
Mua hàng
45.000 30.000
Tiết kiệm: 15.000₫ (33%)
Dầu Nóng - Methyl Salicylate Giá Sỉ
120.000 - 1.650.000150.000 120.000
Tiết kiệm: 30.000₫ (20%)
Mua hàng
Scroll to Top
0932696777
Liên hệ